Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?

Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số là gì? Công nghệ in kỹ thuật số đang phát triển rất nhanh và hiện xâm nhập và các mảng in mà thị trường in offset truyền thống nắm giữ. Để hiểu thêm về in kỹ thuật số, các bạn hãy cùng HaThanh Printing tìm hiểu ưu điểm và ứng dụng của kỹ thuật in kỹ thuật số nhé.

Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?

In kỹ thuật số là gì?

n ấn kỹ thuật số là phương pháp in nhanh ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra sản phẩm.

Khác với các phương pháp in ấn khác như in offset truyền thống, in kỹ thuật số sử dụng công nghệ in phun trực tiếp. Máy in sẽ tiếp nhận thông tin từ máy tính, phân tích thông tin để in ấn sản phẩm ngay tức thì bằng hệ thống phun mực.

In kỹ thuật số là gì?

Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ máy in kỹ thuật số cho chất lượng màu sắc, thông tin hiển thị chi tiết, sắc nét và đẹp mắt.

Các kiểu in kỹ thuật số

Công nghệ in kỹ thuật số có nhiều loại. Mỗi loại in kỹ thuật số thường dùng trên những chất liệu khác nhau. Thường bao gồm các loại: in chuyển nhiệt, in phun, in bằng tia laser, in canvas… Các kiểu in kỹ thuật số đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đặc biệt là sự đa dạng các chất liệu in giúp cho việc ứng dụng thực tế được phổ biên shown.

Ứng dụng của in kỹ thuật số

Sở hữu nhiều tính năng ưu việt, kiểu in này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể:

Trong quảng cáo, kinh doanh

Phương pháp in kỹ thuật số giữ vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ quảng cáo, kinh doanh. Người ta sử dụng để in phun trên các chất liệu bạt, biển quảng cáo,….hay in hình ảnh logo trên áo, sản phẩm lưu niệm,..

Ứng dụng của in kỹ thuật số

Trong sản xuất

Được sử dụng để in ấn trên các chất liệu như vỏ hộp, chai nhựa và nhiều loại bao bì khác,…Có thể nói đây là giai đoạn hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường và được nhiều doanh nghiệp chú ý đến. Không những thế, người ta còn sử dụng kỹ thuật in này để in trực tiếp lên mã vạch hay ký hiệu trên bao bì sản phẩm,….

Trong ngành xây dựng

Ngoài những ứng dụng nổi bật trên ít ai biết rằng in KTS còn được sử dụng trong ngành xây dựng. Đây được coi là giải pháp in hữu hiệu trên các vật liệu như thép, bao xi măng, thủy tinh, ống nhựa,…

Ứng dụng của in kỹ thuật số

Bên cạnh đó, phương pháp in hiện đại này còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực như thiết kế thời trang, trang trí nội thất,….

Ưu nhược điểm

Ưu điểm của in kỹ thuật số

  • Tiết kiệm thời gian

Một lợi thế lớn là in kỹ thuật số nhanh hơn nhiều so với các phương pháp in truyền thống. Bạn chỉ cần tải lên tệp có độ phân giải cao của hình ảnh sau đó máy in sẽ làm phần còn lại.

  • Ít biến dạng hình ảnh

Bản in có chất lượng cao hơn từ hình ảnh có độ phân giải thấp hơn. Công nghệ in kỹ thuật số hiện nay đã được cải thiện đáng kể từ máy in đầu tiên cùng loại và trong quá trình in không tiếp xúc nên nó cho phép ít biến dạng hình ảnh hơn.

Ưu điểm của in kỹ thuật số
  • Phát triển hơn

Vì in kỹ thuật số có tốc độ nhanh hơn và tiết kiệm hơn về chi phí nên nó đang dần thích nghi và cải thiện từng ngày. Tất cả lý do trên làm kỹ thuật in này tiếp tục phát triển trong tương lai.

  • Chi phí hiệu quả

Bạn đang mong đợi một quy trình nhanh hơn và hiệu quả hơn. Kỹ thuật in này có thể rẻ hơn so với các hình thức in truyền thống nhưng nếu in nhiều thì bạn cần in với in kỹ thuật số. Nhưng với in ấn truyền thống thì có một lượng in tối thiểu.

Nhược điểm của in kỹ thuật số

Phạm vi của các loại vải có thể in khá hạn chế hơn so với in lụa, bản in cũng không quá bền, màu trắng thường không thể sao chép trong bản in, giá cả cố định và ít được thay đổi vì vậy in số lượng lớn cũng sẽ không giảm chi phí.

Nhược điểm của in kỹ thuật số

In kỹ thuật số là một kỹ thuật in hiện đại nhất hiện nay. Bạn có thể thấy ưu điểm vượt trội hơn hẳn các kỹ thuật in ấn truyền thống khác. Có thể nói in kỹ thuật số sẽ thay thế hoàn toàn các kỹ thuật truyền thống trong tương lai. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm nên bạn hãy cân nhắc khi sử dụng kỹ thuật in này.

Quy trình in ấn kỹ thuật số

Đối với các loại máy in kỹ thuật số, quy trình in ấn gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị file sản phẩm cần in, kết nối file in với máy in kỹ thuật số
  • Bước 2: Chuẩn bị chất liệu, mực in đầy đủ
Quy trình in ấn kỹ thuật số
  • Bước 3: Kiểm tra lại máy in trước khi thực hiện in ấn để tránh lỗi xảy ra
  • Bước: Tiến hành in ấn sản phẩm
  • Bước 5: Sau khi in, đợi cho sản mực khô sau đó tiến hành gia công, đóng gói để giao hàng cho khách.

Lưu ý khi in kỹ thuật số

Trong quá trình in kỹ thuật số thường có một vài sơ sót nhỏ xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng ấn phẩm. Để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro này, khi tiến hành in cần lưu ý những điểm sau:

  • Kiểm tra kỹ nội dung và chính tả trước khi xuất file in
  • Kiểm tra độ phân giải của file in
  • Xuất file in theo định dạng phù hợp
Lưu ý khi in kỹ thuật số
  • Đặt tên file in theo quy luật, rõ ràng để tránh nhầm lẫn khi đi in
  • Chọn hệ màu và điều chỉnh mực in hợp lý để cho ra màu sắc giống với bản thiết kế nhất
  • Thường xuyên kiểm tra thành phẩm, khi phát hiện có sự khác biệt màu sắc (đậm hơn hoặc nhạt hơn) thì lập tức điều chỉnh mực in ngay để ấn phẩm in kỹ thuật số chất lượng và đồng đều hơn, hạn chế lãng phí tài nguyên

Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế in ấn

Công việc thiết kế in ấn đòi hỏi có sự am hiểu cao về in ấn. Nó sẽ giúp hạn chế đầy rẫy các rủi ro cho in ấn. Phần tiếp theo là những vấn đề cần khi lưu ý khi thiết kế in ấn giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều chi phí và nâng cao chất lượng bản in.

Trong thực tế như thống kê của Viện kỹ thuật Rochester, có đến 78% file của khách hàng gởi đến nhà in chưa phù hợp cho việc in ấn. Dưới đây là một số lưu ý cho các nhà thiết kế. Đây là những hiểu biết cơ bản về chế bản hoặc là những kiến thức thông thường, chúng sẽ rất hữu dụng cho bạn trước khi thực hiện công việc in tác phẩm của mình, chúng sẽ giúp bạn tránh những lỗi đôi khi gây rất tốn kém.

Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế in ấn

Phần mềm: Nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: :  ILLUSTRATOR, COREL, PHOTOSHOP,…

Yêu cầu khi thiết kế in ấn: Nếu là ảnh bitmap thì ảnh phải chất lượng cao, kích thước phải chuẩn.

Hệ màu: Hệ màu của file thiết kế là CMYK. Vì vậy khi xử lý hình ảnh bằng Photoshop thì phải chuyển qua hệ màu CMYK.

Độ phân giải: Độ phân giản tối thiểu để in ra một sản phẩm chất lượng là từ 200dpi – 300dpi.

Kích thước: Phải kiểm tra chắc chắn rằng bạn đang thiết lập chính xác kích thước trang tài liệu (khổ thành phẩm) theo đúng yêu cầu và cũng đã thiết lập khoảng cắt xén cho các trang tài liệu của mình. Kích thước của file phải chuẩn, ví dụ: Bạn muốn in 1 poster kích thước 1m thì file thiết kế của bạn phải là 1m.

Định dạng file: Các file có thể in là AI, EPS, CDR, Tif/Tiff, Jpg /Jpeg, Psd, Indd, PDF

Font chữ: Trước khi chép file đi in các bạn phải convert tất cả font chữ trong file thiết kế của bạn, đề phòng trường hợp thiếu font chữ.

Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế in ấn

Lưu ý khác:

Trong Illustrator lưu ý hình ảnh đưa vào phải được Embed vào AI tránh trường hợp lỗi ảnh khi xuất đi in ấn.

Kiểm tra lỗi: Thông thường nhà in sẽ kiểm tra lại file bạn cần in, nhưng thường họ chỉ đọc/nhìn lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Tốt nhất là bạn cần phải kiểm tra thật cẩn thận các file của mình.

Trapping: trapping là kỹ thuật dùng để giảm thiểu sai số chồng màu trong quá trình in. Hoặc là bạn sẽ tự làm điều này và thông tin cho nhà in biết, hoặc là bạn để cho họ thực hiện việc trapping. Trapping vừa là kỹ năng vừa là nghệ thuật. Đừng đánh giá thấp công việc này, đôi khi nó sẽ làm cho bạn phải trả giá.

Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế in ấn

Đặt tên file: file của bạn có thể được xử lý trong các chương trình ứng dụng khác nhau chạy trên những hệ điều hành khác nhau để in. Mỗi hệ điều hành hoặc chương trình ứng dụng có những quy luật riêng của nó gắn liền với tên file. Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, bạn cần lưu ý.

  • Không nên đặt tên file dài quá 25 ký tự.
  • Sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file.
  • Đừng bao giờ bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file.
  • Tránh việc dung nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.

So sánh chung giữa In offset và In kỹ thuật số

Về màu sắc bản in

Thông thường máy kỹ thuật số còn tùy thuộc vào dòng máy nào thì mới ra màu bản in đẹp hay không, còn với in offset, do có hệ thống quản lý màu sắc nên thường màu sẽ chính xác hơn.

So sánh chung giữa In offset và In kỹ thuật số

Tuy nhiên, cả 2 đều có thể gặp lỗi màu sắc không chuẩn so với bản thiết kế bởi vì máy in kỹ thuật số tùy thuộc vào dòng máy in và mực in, còn in offset thì lại bị ảnh hưởng bởi người pha mực và cả các tác nhân nhiệt độ, môi trường nên dù cũng in 1 máy nhưng có thể ra các mức độ màu sắc có chút khác biệt. Song, in offset vẫn được đánh giá là ra bản in sắc nét, chất lượng cao hơn.

Về số lượng, kích thước bản in

In kỹ thuật số thường chỉ in được các bản in kích thước tối đa 19”-29’’ và in với số lượng bản in nhỏ. Trong khi in offset in được kích thước bản in rất lớn, lên đến 29’’-40’’ và in với số lượng lớn hàng nghìn, hàng triệu bản. Vì thế, in offset thích hợp với nhu cầu in ấn trong quảng cáo, tiếp thị hơn, còn in kỹ thuật số thích hợp cho nhu cầu in gọn lẹ, linh động và dễ thay đổi.

Về công nghệ

In kỹ thuật số dùng Trống mực (Drum) để tiếp nhận hình ảnh từ thiết kế trên máy tính bằng các ion, nhận mực rồi ép mực đó lên giấy thành bản in.

So sánh chung giữa In offset và In kỹ thuật số

In offset dùng ống bản in loại khắc sẵn thông tin thay cho trống trong máy in kỹ thuật số, và không in trực tiếp mà thông qua một ống cao su ép hình ảnh lên giấy.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn