So sánh in Tem nhãn công nghệ In kỹ thuật số hay Flexo?

So sánh in Tem nhãn công nghệ In kỹ thuật số hay Flexo? Mỗi sản phẩm, mỗi công ty sẽ có chiến lược in tem nhãn khác nhau, làm sao để phù hợp với cách sử dụng, bảo quản sản phẩm vừa lại tiết kiệm chi phí cho công ty. Có nhiều loại phương pháp in tem nhãn được sử dụng hiện nay, nhưng trong số đó phổ biến nhất chính là phương pháp in tem nhãn dùng kỹ thuật in flexo và In kỹ thuật số.

Khác biệt của 2 công nghệ in ấn này là gì? Cùng HaThanh Printing tìm hiểu ngày nhé!

So sánh in Tem nhãn công nghệ In kỹ thuật số hay Flexo?
So sánh in Tem nhãn công nghệ In kỹ thuật số hay Flexo?

Tem nhãn là gì?

Sản phẩm này được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên hiểu một cách đơn giản đây chính là dấu hiệu để giúp khách hàng có thể phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của bạn với những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kém chất lượng khác. Mỗi đơn vị kinh doanh cũng có những tem nhãn khác nhau, sử dụng tem nhãn mác cũng sẽ giúp người dùng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp với những đơn vị cùng ngành hàng khác. Nhãn mác của hàng hoá thường bao gồm nhiều thành phần, trong đó có các yếu tố như nội dung, hình ảnh, logo cũng như màu sắc.

Tem nhãn là gì?
Tem nhãn là gì?

Nhãn mác hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn mác hàng hóa gồm từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Tuỳ nhu cầu của các đơn vị cung cấp sản phẩm mà sẽ có những loại tem mác được làm bằng những chất liệu và kích thước khác nhau.

Tại sao cần thiết kế và in tem nhãn?

Ngoài những quy định bắt buộc sản phẩm lưu hành trên thị trường phải có tem nhãn. Doanh nghiệp sản xuất muốn gây ấn tượng với khách hàng thì phải thiết kế tem nhãn đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, không bong tróc trong suốt quá trình bán hàng. Chất liệu in ấn phù hợp với sản phẩm và môi trường bảo quản.

Tại sao cần thiết kế và in tem nhãn?
Tại sao cần thiết kế và in tem nhãn?

Một thiết kế tem nhãn đẹp sẽ tạo nhận thức tốt về chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm có những dòng chữ trên tem nhãn mờ, không rõ ràng sẽ khiến khách hàng mất đi hình ảnh đẹp nhất về sản phẩm. Vì vậy việc in tem nhãn dán bao bì sản phẩm là điều vô cùng quan trọng và phải đầu tư đúng mức, nó gần như quyết định sự thành công của sản phẩm khi đưa vào thị trường tiêu thụ.

In Flexo là gì?

In flexo hay còn gọi là flexography là kỹ thuật in mà các phần tử được in (hình ảnh, chữ viết,…) sẽ nổi hơn các phần tử không in. Các hình ảnh đưa lên khuôn phải ngược chiều với trục anilox làm nhiệm vụ cấp mực sau quá trình ép in và truyền mực trực tiếp lên vật liệu in.

Nguyên lý In Flexo

Khi áp dụng kỹ thuật in flexo, người dùng phải hiểu nguyên tắc hoạt động của trục anilox. Bề mặt trục anilox là trục kim loại được khắc lõm với nhiều ô nhỏ giúp đưa mực vào khuôn nhanh chóng.

Khi đưa mực vào, cần trục sẽ nhúng vào máng mực, mực sẽ theo các khuôn được khắc lõm sẵn đi vào bên trong và mực thừa trên bề mặt sẽ bị loại bởi cây gạt mực.

Nguyên lý In Flexo
Nguyên lý In Flexo

Khuôn in Flexo

Khuôn in (được làm bằng photopolymer, bản in chế tạo bằng quang hóa, CTP-trực tiếp từ máy tính hoặc khắc laser) sẽ tiếp xúc trực tiếp với trục in và nhận mực từ bề mặt của trục sau đó sẽ truyền mực lên bề mặt vật liệu in. Hình ảnh và chữ viết sau khi in xong sẽ ngược so với trục in ban đầu.

Việc lựa chọn khuôn in (độ dày, độ cứng, số lớp) phụ thuộc vào vật liệu in (giấy, carton hay màng). Trong chế bản in flexo còn một vấn đề cần chú ý là lựa chọn góc tram cho phù hợp để tránh hiện tượng moire’ do tương tác với góc tram và tần số của trục anilox.

Các lỗi thường gặp khi in Flexo

  • Mực in bị dính (Blocking): do các áp lực và do nhiệt độ thay đổi
  • Mực in bị lem tại bên (Feathering): Các vệt xuất hiện quanh đường biên do dùng mực in không phù hợp
  • Do mực in có bọt khí ( Foaming) do tai nạn thăng máy và do hệ thống bơm mực không đều
  • Mực in bị lốm đốm (Mottled Print): Do mực in cung cấp không đều xuất hiện các đốm hay các kẻ sọc trên bản in
  • Mực in bị tràn, phần tử in bị to nét (filling in):do thừa mực in ở mép
  • Mực in truyền kém (Bad ink transfer) do sự bám dính của mực in yếu
  • In mực mất chi tiết (skip out) do mực in truyền kém, bám dính không tốt
  • Lem mực (Bleeding). Màu in sau ép quá mạnh lên màu in trước và do màu thứ nhất chưa kịp khô.
Các lỗi thường gặp khi in Flexo
Các lỗi thường gặp khi in Flexo

Do in flexo đã có tuổi đời lâu nên vẫn có nhiều hạn chế so với các kỹ thuật in kỹ thuật số hay offset. Nhưng xét về hiệu năng thì chúng vẫn có nhiều ưu điểm nên được nhiều người tin dùng.

In Kỹ Thuật Số là gì?

In kỹ thuật số là một quy trình in khép kín có sử dụng bản in, sử dụng phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng.

In kỹ thuật số thường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với nhu cầu in nhanh với số lượng vừa và nhỏ.

In Kỹ Thuật Số là gì?
In Kỹ Thuật Số là gì?

In kỹ thuật số là phương pháp in 2D hiện đại nhất hiện nay, nó được sử dụng để in các hình ảnh kỹ thuật số sắc nét, có độ phân giải cao, giúp cho ra những sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao. Quá trình in kỹ thuật số được thực hiện nhanh chóng bởi máy in hiện đại mà không cần bất kỳ công đoạn thủ công nào.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ in kỹ thuật số hiện đại như: In phun, in UV, in chuyển nhiệt, in laser… Mỗi loại in kỹ thuật số khác nhau sẽ phù hợp với các loại vật liệu khác nhau. Nhưng chúng đều có đặt điểm chung là chỉ phù hợp để in số lượng nhỏ, vừa phải và nhiều hình in khác nhau, còn khi in số lượng lớn thì chi phí in ấn khá cao.

Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?

Hầu như bất kỳ phương pháp in ấn nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, ưu điểm của công nghệ in này là nhược điểm của công nghệ in kia và ngược lại. Do đó, điều quan trọng nhất là mà người sử dụng quan tâm đó là phương pháp in ấn nào phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình. Dưới đây là những ưu nhược điểm của phương pháp in kỹ thuật số bạn cần biết:

Ưu điểm

  • In được màu chuyển sắc: Ưu điểm nổi bật của phương pháp in kỹ thuật số là in được màu chuyển sắc, có độ chính xác cực kỳ cao, giống như thật và thời gian in ấn nhanh, thao tác đơn giản. Người sử dụng có thể in hình lấy ngay trong một vài phút mà không cần phải chờ đợi lâu.
  • Giá rẻ và nhanh chóng: Giá thành tương đối rẻ và nhanh chóng khi in số lượng nhỏ.
  • In được nhiều hình: Dễ dàng in được nhiều hình khác nhau hay thay đổi bản thiết kế nếu gặp lỗi và có thể in lại ngay lập tức.
  • In được nhiều kích thước: Với những máy in kỹ thuật số khổ lớn, các bạn có thể in ra sản phẩm với mọi kích thước mong muốn, các bạn có thể in các sản phẩm có kích thước vài milimet cho đến vài mét, đồng thời bạn có thể chia nhỏ hình in ra và dễ dàng ghép lại.
Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?
Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?
  • In được trên nhiều loại vật liệu: In kỹ thuật số có thể in được trên hầu hết chất liệu, độ dày mỏng của vật liệu không phải là vấn đề. Bạn có thể in được trên những vật liệu mỏng như giấy hay dày như gỗ, gốm sứ, kính, kim loại…
  • Tiết kiệm nhân công: Nhiều xưởng in kỹ thuật số chỉ cần một người đã có thể vận hành trơn tru cả hệ thống, do đó rất tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá thành sản phẩm.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư lớn: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp in kỹ thuật số là chi phí đầu tư máy móc ban đầu khá lớn, khó lấy lại vốn nếu như không tín toán kỹ chi phí phải bỏ ra và lợi nhuận khi hoạt động.
  • Không thể in trên một số loại vật liệu: Một số chất liệu khó có thể in bằng phương pháp in kỹ thuật số được. Tất nhiên là vẫn có thể in nếu như đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại khá tốn kém.
  • Không hiệu quả kinh tế khi in số lượng lớn: Khi in số lượng lớn(1 hình làm rất nhiều bản) thì lúc này in kỹ thuật số tỏ ra kém hiểu quả kinh tế hơn những phương pháp in khác.
Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?
Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số là gì?

Yếu tố lớn nhất để đánh giá trước khi chọn phương pháp in tem nhãn

  • Số lượng in tem nhãn. Bạn sẽ in bao nhiêu nhãn sản phẩm? Bạn đang thử nghiệm một sản phẩm mới trên thị trường để có ý tưởng về thiết kế nhãn nào bán chạy hơn? Hoặc, có thể bạn là một nhà sản xuất sản phẩm nhãn hiệu riêng và bạn đang in số lượng lớn nhãn sản phẩm. Nắm rõ số lượng in tem nhãn là một trong những yếu tố lớn nhất để biết nên sử dụng loại phương pháp in nào.
Yếu tố lớn nhất để đánh giá trước khi chọn phương pháp in tem nhãn
Yếu tố lớn nhất để đánh giá trước khi chọn phương pháp in tem nhãn
  • Mục đích của công việc in ấn. Bạn đang thử nghiệm các mẫu  thiết kế nhãn khác nhau ở thị trường nhỏ hơn, hoặc bạn đang in sản xuất hàng loạt trên một sản phẩm đã được chứng minh? Kết quả cuối cùng của những gì bạn đã cố gắng thực hiện sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp in của bạn.
  • Chi phí cho việc in ấn. Chi phí in tem nhãn sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều vào kích thước tem nhãn, những loại chất liệu cần in? Những màu nào cần sử dụng? Những sản phẩm nào sẽ sử dụng trong môi trường nào: độ ẩm cao, nhiệt độ cao hay ngoài trời? Trả lời tất cả những câu hỏi này sẽ giúp dự định được chi phí và chọn được phương pháp in phù hợp.

Khi nào nên in kỹ thuật số

Khi bạn cần làm các loại tem nhãn thử nghiệm cho sản phẩm

Có mẫu thiết kế tem nhãn mới, thiết kế đẹp và ấn tượng nhưng không biết có hiệu quả để gây sự chú ý với khách hàng hay không. Phương pháp in tem nhãn kỹ thuật số sẽ giúp in trước 1 lượng nhỏ sản phẩm thử nghiệm. In kỹ thuật số nhanh chóng tạo nguyên mẫu tem nhãn cho các thiết kế nhãn khác nhau với  chi phí thấp so với in flexo.

Khi cần in tem nhãn với nội dung khác nhau

Nếu mỗi tem nhãn sản phẩm có số thứ tự khác nhau (số nhảy) hoặc thiết kế khác nhau, nếu sử dụng kỹ thuật flexo để in sẽ ngốn rất nhiều chi phí do khởi động hệ thống máy flexo vận hành. Nhưng, in kỹ thuật số sẽ là lựa chọn tối ưu hơn về chi phí in. Tại sao? Bởi vì quy trình in kỹ thuật số đơn giản, in tem nhãn với 4 màu không cần thay đổi sẽ tiết kiệm tối đa.

Khi nào nên in kỹ thuật số
Khi nào nên in kỹ thuật số

Thời gian quay vòng in các loại tem nhãn khác nhau nhanh chóng

Như đã đề cập ở trên, in kỹ thuật số đòi hỏi thiết lập rất ít và rất nhanh không mất nhiều thòi gian so với in bằng công nghệ flexo. Do đó, có thể tăng mạnh thời gian quay vòng với khi in tem nhãn nhãn sản phẩm nhiều mẫu (khác nhau về màu sắc, nội dung). Không thay đổi giấy in, ít lãng phí vì lệnh in ngay lập tức được thực hiện.

Khi bạn cần in rất chi tiết hoặc hiệu ứng chuyển màu rõ nét

Chuyển màu (gradient) và in chi tiết thường yêu cầu các điểm màu rất mịn (từ 1% -15%), trên đó, sự khác biệt về chất lượng in thường không đáng chú ý. Một trong những tính năng tuyệt vời về kỹ thuật số là hình ảnh rõ nét, các chấm mực rõ ràng và không bị nhờa. Vì vậy, nếu in một điểm nhỏ chỉ tiết hình ảnh vẫn rõ nét và không bị lem. Trong kỹ thuật số, giấy in và mực không di chuyển sang một hình trụ giống như offset nên các chấm sẽ không bị ảnh hưởng áp lực. Kết quả cuối cùng là một bản in hình ảnh chính xác, sạch sẽ.

Khi nào nên in kỹ thuật số
Khi nào nên in kỹ thuật số

Ngược lại, in nhãn flexo sử dụng các tấm phù điêu photopolyme với các yếu tố hình ảnh được nâng lên linh hoạt & có thể có áp lực mạnh hơn. Không nhầm lẫn, flexo in chất lượng cao. Nhưng khi nói đến độ dốc & hình ảnh đường nét mềm mại hơn (nhãn rượu hình ảnh cho thấy vườn nho vào hoàng hôn), in kỹ thuật số thường cho chất lượng rõ nét hơn.

Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo

Khi tem nhãn sản phẩm mực kim loại hoặc nhãn metalize (nhãn mạ kim loại)

In kỹ thuật số cho tem nhãn nói chung được giới hạn máy in 4 màu không bao gồm mực kim loại. Mặc dù bạn chắc chắn có thể bù bằng cách in trên các giấy nhãn chất liệu kim loại để tạo vẻ bề ngoài giấy kim loại (bạc) sang trọng, nếu sử dụng mực kim loại hoặc in trên giấy bạc bằng máy in kỹ thuật số, điều này có thể đòi hỏi một quy trình lắp đặt thêm tốn kém. Rất ít máy in kỹ thuật số có khả năng này. In tem nhãn kim loại (metalize) và in mực kim loại thường đạt chất lượng nhất thông qua in flexo.

Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo
Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo

Hãy nhớ rằng, tem nhãn sản phẩm là một phần thương hiệu của công ty bạn và nếu tem nhãn không  nhất quán với thiết kế của bao bì sản phẩm sẽ gây tác động xấu đến thương hiệu công ty và sản phẩm không được tin dùng.

Khi cần một số lượng lớn tem nhãn sản phẩm (như 5.000 / sku trở lên)

In kỹ thuật số tem nhãn sản phẩm thường ít tốn kém hơn với số lượng nhỏ hơn và chi phí thiết lập ít nhưng nó in rất chậm. Do đó nếu in số lượng lớn bằng in kỹ thuật số chi phí sẽ rất cao và mất nhiều thời gian in hơn với flexo. In flexo với tốc độ in nhanh hơn rất nhiều với nhiều máy in chạy cùng lúc, không phụ thuộc vào kích thước tem nhãn và chất liệu tem nhãn.  Vì vậy, nếu bạn cần nhiều hơn 5.000 nhãn / sku, chúng tôi thường bắt đầu xem xét in flexo như một sự thay thế tốt nhất.

Kỹ thuật số sẽ là tuyệt vời để thử nghiệm trước tem nhãn sản phẩm, hoặc thử nghiệm thiết kế nhãn ở quy mô nhỏ hoặc thậm chí cho sản xuất chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng, khi thời gian  sản xuất tăng cường, bạn sẽ muốn sử dụng in flexo để tiết kiệm nhiều tiền hơn.

Khi bạn cần độ chính xác cao hơn về màu sắc trên quy mô lớn

In kỹ thuật số thường sử dụng quy trình bốn màu để pha màu. Điều đó có nghĩa là nó chiếm ưu thế chính xác với một mẫu màu pantone. Nhưng, in flexo cho phép bạn có được một kết hợp chính xác và nó sẽ nhất quán trên mọi tem nhãn sản phẩm.

In Flexo cũng sử dụng loại mực có thời gian khô nhanh hơn. Vì vậy, một khi màu sắc và các yếu tố thiết kế được thiết lập, bạn có thể in nhiều nhãn hơn với chi phí thấp hơn, trong khung thời gian ngắn hơn.

Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo
Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo

Một lần nữa, đây là một vấn đề chất lượng phù hợp. Bạn không muốn có một sản phẩm trên kệ với một màu và cùng một sản phẩm có nhãn màu hơi khác.

Khi bạn cần các hiệu ứng đặc biệt hoặc lớp phủ nổi bật trên bề mặt

Nhãn sản phẩm ngày nay rất đa dạng và phong phú như các loại sản phẩm được bày bán. Do đó, bạn cần một phương pháp in nhãn có thể xử lý nhiều loại như vậy mà không bị nhòe hoặc phai màu.

Các hiệu ứng đặc biệt, (sự khác biệt lớn) như, dập nổi, cán bóng, cán mờ, UV… vv, các kỹ thuật này mà in kỹ thuật số khó làm được hoặc không làm được.

Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo
Khi nào sử dụng công nghệ in Flexo

Như đã lưu ý trước đây, một số máy in kỹ thuật số có các đơn vị chuyên môn có thể hỗ trợ các kỹ thuật in như vậy, tuy nhiên hầu hết là không hỗ trợ

Như một tiêu chuẩn, hầu hết các máy in kỹ thuật số sẽ ép các nhãn của chúng theo hàng thay vì véc ni như một bản in thứ hai. Và thông thường, vecni kết hợp (nghĩa là bóng UV / UV mờ) hoặc vecni đốm cần thiết để bọc xung quanh nhãn là không cần thiết.

Nhưng một máy ép tổ hợp flexography có khả năng tạo ra tất cả các hiệu ứng đặc biệt này và hơn thế nữa. Đó là cách tốt nhất để làm cho sản phẩm nổi bật trong mắt người mua hàng..

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn