So sánh công nghệ in lụa và in offset

So sánh công nghệ in lụa và in offset. In lụa và in offset là 2 kỹ thuật được ứng dụng phổ biến trong in ấn bao bì cũng những các lĩnh vực đời sống. Chúng giống và khác nhau ở điểm nào? Ưu nhược điểm của chúng là gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của HaThanh Printing để nắm chắc thông tin cần thiết trước khi bạn lựa chọn là công nghệ in phù hợp nhất nhé!

So sánh công nghệ in lụa và in offset
So sánh công nghệ in lụa và in offset

In lụa là gì?

In lụa (còn được gọi là in lưới) là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như: In thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải…

Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa; cho tới nay bản lưới khuân in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các chất liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…); hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi mới là in lưới.

In lụa là gì?
In lụa là gì?

Dựa vào các đặc điểm người ta có thể phân loại in lụa theo các cách:

Dựa theo cách thức sử dụng khuôn in

  • In lụa trên bàn in thủ công.
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác.
  • In lụa trên máy in tự động.

Dựa theo hình dạng khuôn in

In lụa là gì?
In lụa là gì?
  • In dùng khuôn lưới phẳng.
  • In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.

Dựa theo cách thức in

  • In trực tiếp: In trên sản phẩm có màu nền trắng; hoặc những màu nền nhạt chúng không ảnh hưởng đến màu in.
  • In phá gắn: In trên sản phẩm có nền màu nhưng mực in phải đảm bảo phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm.
  • In dự phòng: In trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.

Đặc điểm của in lụa

  • Kỹ thuật in lụa này, được ví như bàn tay phép thuật, chúng có thể biến hóa đa dạng trên tất cả các bề mặt “dày” như gỗ sơn mài, “mỏng” như trên bề mặt giấy, hay “cứng” như trên bề mặt của kim loại, “dẻo” như kẹo cao su, “cồng kềnh” như chiếc ghế đá trong nhà trường….
  • In được hàng trăm chất liệu khác nhau, nhưng lại vô cùng quen thuộc và phổ biến, chúng được coi như: miếng bìa carton, nhôm, kẽm, sắt, chì, nhựa, hay hơn nữa là mica….
Đặc điểm của in lụa
Đặc điểm của in lụa

Chúng còn in ra được hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm khác nhau, chúng được lần lượt kể đến là: Thiệp mời, bao bì lớn nhỏ, quần jean, áo thun ba lỗ, tất cả các loại áo, giỏ xách, cặp học sinh, khăn choàng cổ, balo, thùng nhựa… tất cả được in ra một cách hoàn hảo và tinh tế nhất.

Ưu và nhược điểm của in lụa

Ưu điểm của in lụa

  • Giá thành rẻ, chi phí thấp
  • In được số lượng ít cho các đơn vị nhỏ
  • Chủ động thực hiện in nhanh, chủ động trong chọn lựa màu sắc
  • Có thể in được nhiều chất lượng khác nhau
  • Hình bóng đẹp
  • Độ bền cao
Ưu và nhược điểm của in lụa
Ưu và nhược điểm của in lụa

Nhược điểm

  • Tốc độ in chậm
  • Tốn nhiều thời gian
  • Bản in có độ nét không cao, tạm chấp nhận được

Ứng dụng khi in lụa

In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in khá phổ biến, thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít.

  • Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,…
  • Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…
  • Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm đặc biệt là đồng phục thể thao hay các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh
  • Ngoài ra ứng dụng phổ biến không kém của in lụa là in thiệp cưới. Rất dễ để tìm được một tấm thiệp cưới in bằng công nghệ này bởi chất lượng bản in khá rõ nét và ít phai màu.
Ứng dụng khi in lụa
Ứng dụng khi in lụa

Hiện nay trên thị trường có 2 hình thức in lụa là in thủ công và in bằng máy

In lụa thủ công:

  • Ưu điểm: Chi phí thấp, in số lượng ít, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau, chủ động về màu sắc
  • Nhược điểm: Bản in chấp nhận được, độ nét tạm, tốn thời gian. Chỉ in 1 màu hoặc nhiều lắm là 3-4 màu vì mỗi lần chỉ in được một màu, muốn in nhiều màu phải in nhiều lần làm đội giá thành và phụ thuộc vào tay nghề của thợ. Không in được phong cảnh và hình nền, nếu có thì chỉ in đơn màu

In lụa bằng máy:

  • Ưu điểm: Nhanh chóng, độ chính xác cao hơn, màu sắc đều hơn
  • Nhược điểm: Phải đầu tư máy móc tốn kém trong khi in lụa chủ yếu là những đơn hàng số lượng nhỏ, in số lượng ít.

In offset là gì?

In offset là cách in sử dụng lực ép các tấm offset (các tấm cao su dùng trong in ấn) để in lên giấy, các tấm offset sẽ được ép lên các hình ảnh dính mực trước đó. Kỹ thuật in ấn offset sẽ giúp cho bạn tránh được việc giấy bị dính nước theo mực in khi sử dụng in thạch bản, đảm bảo cho chất lượng thành phẩm tốt nhất.

Ưu điểm của công nghệ in offset

In offset được sử dụng khá phổ biến khi có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Kỹ thuật này cho chất lượng hình ảnh cao và rõ nét hơn, màu sắc sản phẩm đẹp và hầu như không bị lem mờ trong quá trình in ấn.
  • Việc chế tạo các bản in cũng dễ dàng hơn.
  • In offset có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau.
  • In được trên các bề mặt phẳng và sần sùi.
  • Tuổi thọ của bản in cũng tốt hơn nhiều.
In offset là gì?
In offset là gì?

Nhược điểm khi in offset

Tuy được sử dụng phổ biến nhưng kỹ thuật vẫn có những hạn chế của nó:

  • Thời gian chuẩn bị để in khá lâu (do phải làm khuôn in), nếu bạn muốn in với số lượng nhỏ và lấy liền thì không nên chọn kỹ thuật in này.
  • Bản thiết kế cần phải được kiểm tra kỹ trước khi in, do các đơn hàng thực hiện in offset thường in với số lượng rất nhiều, nếu có sai sót thì sẽ gây lãng phí rất lớn và chậm trễ thời gian hoàn thành.
  • Thời gian chuẩn bị khuôn là khá lâu và chi phí cũng tương đối cao so với phương pháp in khác, nên nếu in ít thì nên chọn in kỹ thuật số.

Đặc điểm in offset

Hiện nay, in offset đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in ấn kinh doanh thương mại để tạo ra các sản phẩm có màu sắc, mẫu mã bắt mắt, thu hút. Với phương pháp in này, các sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất với màu in chuẩn, sắc nét, hạn chế tối đa những lỗi in mờ, mực in bị lốm đốm, in nhòe hay in không chuẩn màu sắc thiết kế…

Đặc điểm in offset 
Đặc điểm in offset 

Những yếu tố ảnh hưởng đến in offset:

  • Độ dày lớp mực trên giấy

  • Độ lớn điểm tram

  • Độ chồng mực (gắn chặt với thứ tự in chồng màu)

Khi in offset cần đặc biệt quan tâm tới thứ tự chồng màu để có một bản in đúng mẫu. Thông thường, sẽ có sự khác biệt khi in màu lên giấy trắng hoặc in lên giấy đã được in màu.

Ưu và nhược điểm của in offset

Ưu điểm khi in offset

  • Chất lượng thành phẩm sau khi in cao
  • Thời gian hoàn thành các bản in nhanh nên có thể in được với số lượng lớn
  •  Tiết kiệm chi phí rất nhiều nếu như in với số lượng lớn, phù hợp với in ấn thương mại
Ưu và nhược điểm của in offset
Ưu và nhược điểm của in offset

Nhược điểm khi in offset

  • Thời gian chuẩn bị trước khi in khá lâu
  • Bản thiết kế phải được kiểm tra rất kỹ trước khi in, bởi khi in xong nếu phát hiện ra sai sót sẽ phải hủy với số lượng lớn gây lãng phí
  • Nếu in với số lượng nhỏ sẽ rất đắt bởi tốn công sức và chi phí chuẩn bị khuôn mẫu.

Ứng dụng khi in ấn offset

Kỹ thuật in offset hầu như có thể ứng dụng rất tốt với các chất liệu giấy, khi in thì khách hàng có thể chọn giấy couche, giấy ivory, giấy kraft đều được,…

Ứng dụng khi in ấn offset
Ứng dụng khi in ấn offset

Một số ấn phẩm thường sử dụng kỹ thuật offset như:

  • Các ấn phẩm dành cho văn phòng, sale kit như: name card, in giấy tiêu đề, kẹp hồ sơ,…
  • Sản phẩm bao bì: bao gồm các loại tem nhãn decal, túi giấy và hộp giấy,…
  • Một số ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, catalogue hay thư mời,…

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn