Quy trình in ấn Tem – nhãn mác

Quy trình in ấn Tem – nhãn mác. Tem – nhãn mác đã quá quen thuộc từ xưa nay, khi bạn nhận được một bưu kiện có băng dính in logo hoặc một decal ghi thông tin bên trên – đó là một ví dụ điển hình.Có thể thấy tất cả các sản phẩm đều cần có tem, nhãn dán kèm. Vậy tại sao phải có phần tem nhãn này? Quy trình để tự thiết kế được một sản phẩm tem nhãn là gì?

Hôm nay, HaThanh Printing sẽ giải đáp cho mọi người những thắc mắc trên, cũng như tư vấn, giải đáp cách thức sản xuất một tem nhãn chuẩn cho sản phẩm của mình.

Quy trình in ấn Tem - nhãn mác
Quy trình in ấn Tem – nhãn mác

Tem – nhãn mác là gì?

In tem sản phẩm theo một cách đơn giản là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Tem nhãn được in trên chất liệu decal giấy, decal trong, decal nhựa,… hay gọi chung là in tem decal với nhiều kích thước, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau.

Tem - nhãn mác là gì?
Tem – nhãn mác là gì?

Về phần nội dung, trên thiết kế tem nhãn bao gồm: tên hàng hóa, địa chỉ sản xuất, định lượng, thông tin ngày tháng sản xuất, hạn dùng, … Có thể in thêm thông tin khác nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.

Tem sản phẩm tại Việt Nam thì ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt. Với hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt kèm theo. Trên nhãn phụ phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Vị trí của Tem – nhãn mác

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, in tem nhãn sản phẩm, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể dễ dàng nhận thấy, đầu đủ nội dung quy định của nhãn mà không cần tháo rời bất kì chi tiết, các phần nào đó của hàng hóa.

Trong những trường hợp không thể, không được phép mở bao bì thì trên bao bì phải có dán nhãn sản phẩm, và nhãn phải cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung bắt buộc.

Vị trí của Tem - nhãn mác
Vị trí của Tem – nhãn mác

Kích thước Tem – nhãn mác

Nhãn hàng hóa không có kích thước tiêu chuẩn mà kích thước của chúng được thiết và in ấn sao cho phù hợp với kích thước của hàng hóa. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa phải tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, tuy nhiên các yếu tố như kích thước; kích thước chữ và số trên nhãn hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nhãn dán phải đảm bảo ghi đầy đủ nội dung bắt buộc
Kích thước Tem - nhãn mác
Kích thước Tem – nhãn mác
  • Kích thước của chữ và số phải đảm bảo đủ để có thể đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu như sau:

– Kích thước của chữ và số khi thể hiện đại lượng đo lường phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường.

– Với những hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm gói sẵn thì chiều cao chữ và số không được phép thấp hơn 1,2mm. Với những trường hợp một mặt của bao gói được dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80  thì chiều cao các chữ không được phép thấp hơn 0.9mm.

Vai trò của tem nhãn mác sản phẩm

Những thông tin trên tem nhãn giúp người tiêu dùng có cái nhìn khái quát về sản phẩm. Họ có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết về chứ năng, vai trò của sản phẩm. Với sự đa dạng của hàng hóa trên thị trường như hiện nay thì in tem decal nhãn mác giúp họ lựa chọn được sản phẩm mà họ cho rằng đó là tốt nhất cho mình.

Về phía doanh nghiệp, thiết kế tem nhãn và thông tin in ấn đẹp và cầu thị là cách để gây dựng lòng tin với khách hàng. Những sản phẩm có đầy đủ thông tin sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn là những mặt hàng có thông tin sơ sài. Với môi trường sống hiện nay, yêu cầu về sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu. Nên khi thiết kế tem nhãn, càng nhiều thông tin càng giúp họ biết được chất lượng sản phẩm.

Thị trường đa dạng đồng nghĩa với các sản phẩm hàng nhái, hàng giả tràn lan. Thiết kế tem nhãn được in trên túi, hộp, dán lên trên bề mặt các sản phẩm sẽ giúp phân biệt các mặt hàng này. Hơn nữa hàng nhái, hàng giả sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh doanh nghiệp. Nên thiết kế tem nhãn là điều cần thiết.

Tem nhãn cũng là một phần của bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, là phương tiện marketing hiệu quả. Thiết kế tem nhãn giúp thể hiện chất lượng sản phẩm, quảng bá, và nâng cao hình ảnh về doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Vì vậy cần in tem nhãn mác để đảm bảo việc thiết kế sắp xếp thông tin được hoàn thiện, đầy đủ nhất.

Quy trình sản xuất tem nhãn mác tiêu chuẩn

Tạo tem decal

Đầu tiên, cần xác định nhu cầu của khách hàng, bộ phận kỹ thuật tiếp nhận thông tin và tiến hành phân tích các vật liệu cần thiết để tạo ra decal cần thiết cho việc làm tem nhãn tương ứng – ở bước này, chúng ta có được lớp cơ sở

Tạo cuộn phôi tem

Tiếp đến, vật liệu cơ sở được sản xuất thành cuộn lớn. Mỗi cuộn sẽ được làm bằng một vật liệu giấy, chất kết dính và nhãn cụ thể.

Cắt cuộn Decal và in tem nhãn

Cuộn jumbo sau đó được chạy qua một máy ép nhãn. Cỗ máy lớn này sẽ lấy một cuộn vật liệu khổng lồ và sử dụng các khuôn in đặc biệt và các tấm in chuyển đổi cuộn vật liệu lớn thành kích thước mong muốn và in trước của nhãn.

Quy trình sản xuất tem nhãn mác tiêu chuẩn
Quy trình sản xuất tem nhãn mác tiêu chuẩn

Cắt rời tem nhãn hoặc tấm in

Đối với mọi kích thước của nhãn, một con súc sắc sẽ cần phải được sản xuất để tạo ra một vết cắt trên cuộn jumbo. Khuôn này sẽ bao gồm chiều cao chiều rộng và lặp lại của nhãn theo cả hai chiều ngang và dọc. Vì chúng đang được cắt thành vật liệu khổng lồ, chúng cũng sẽ được cắt theo kích thước phù hợp.

Nhãn mác được sản xuất như thế nào?

Thông thương, nhãn mác sản phẩm được làm thành từ 2-3 lớp tuỳ nhu cầu của khách hàng

Lớp keo dính

Lớp keo này để đảm bảo nhãn mác có thể dính vào bề mặt bao bì sản phẩm hoặc máy móc. ( lớp này có thể tuỳ chọn bỏ qua )

Bề mặt nhãn mác

Thông thường được sản xuất bằng vật liệu polypropylen, điều này cung cấp cho máy in chuyển nhiệt với độ phân giải chất lượng in tuyệt vời khi so sánh với nhãn giấy tiêu chuẩn.

Nhãn mác được sản xuất như thế nào?
Nhãn mác được sản xuất như thế nào?

Lớp phủ silicon

Một số vật liệu nhãn không có lớp phủ silicon trên vật nuôi. Lớp phủ này được thiết kế để ngăn keo dính vào vật nuôi khi cuộn lại. Đây là một yêu cầu cần thiết khi sử dụng vật liệu giấy tiêu chuẩn nếu không chất dính sẽ được hấp thụ bởi vật liệu giấy và không bị bong ra.

Vật liệu không có lớp lót của chúng tôi là một đế nhựa mịn, nhờ đó chất kết dính không thể thấm vào các sợi của vật liệu và do đó không cần phải có lớp phủ silicon để tiết kiệm thời gian và tiền bạc ở phía sản xuất và mang lại những khoản tiết kiệm chi phí này cho người dùng cuối.

Máy này thường sẽ bao gồm một máy in chuyển nhiệt để in bất kỳ dữ liệu nào lên vật liệu không có lớp lót, dao cắt để cắt vật liệu sau khi được in và một đầu ứng dụng của một số dạng để áp dụng nhãn in cho sản phẩm.

Những công nghệ in decal tem nhãn phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ in khác nhau, mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm riêng. 3 công nghệ in dưới đây là những công nghệ in được ứng dụng nhiều nhất trên thị trường bởi chúng có những ưu điểm vượt trội.

Công nghệ in Offset

In Offset là công nghệ in phổ biến nhất hiện nay. In Offset là quá trình truyền các thông tin từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in bằng mực một màu hoặc nhiều màu dưới một áp lực trên thiết bị gọi là máy in.

Trong kỹ thuật in Offset, phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm, trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn được gọi là các tấm Offset) trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.

Công nghệ in Offset
Công nghệ in Offset

Ưu điểm của công nghệ in Offset:

  • Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
  • Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt
  • Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn với sự hỗ trợ của máy tính
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
  • Chi phí số lượng lớn rẻ.
  • Công suất đáp ứng số lượng lớn nhanh.

Nhược điểm của công nghệ in Offset:

Thường không được sử dụng cho in số lượng ít.

Công nghệ in Flexo

In Flexo là phương pháp in cao, trực tiếp (khuôn in nhận mực từ lô anilox và trực tiếp truyền mực lên vật liệu in).

Kỹ thuật in flexo là kỹ thuật in nổi, với những thông tin, hình ảnh,… trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh ngược chiều, sau đó in lên vật liệu cần in, khi đó hình ảnh sẽ đúng với bản thiết kế.

Phương pháp in Flexo là lựa chọn thích hợp để in label, sticker, tem nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton và in được trên nhiều chất liệu đặc biệt,…

Công nghệ in Flexo
Công nghệ in Flexo

Ưu điểm của công nghệ in Flexo

  • Có thể in ấn trên vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động
  • Đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn

Nhược điểm của công nghệ in Flexo

  • Bề mặt in bị lem hoặc dính mực không đều do nhiệt độ trên trục không ổn định
  • Bề mặt in bị lem mực do các thanh gạt không gạt hết mực.
  • Thải nhiều độc hại ra môi trường
  • Giá thành bản in thường cao
  • Chỉ phù hợp in số lượng lớn

Công nghệ in kỹ thuật số

In kỹ thuật số là phương pháp in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số đến các phương tiện truyền thông đa dạng. In kỹ thuật số thường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với nhu cầu in nhanh với số lượng vừa và nhỏ. Máy in laser và máy in phun là 2 trong nhiều loại máy được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số.

Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.

In Laser: Tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục-> tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. (Tia này có cường độ mạnh hay yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của từng điểm ảnh và nó chiếu lên bề mặt trống làm giảm điện trở của lớp phim trên đó).

In UV: In UV là phương pháp giống như in Offset nhưng thay mực in Offset bằng mực in UV thường được gọi là mực in UV Offset. Công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in Offset thông thường, vì phải có hệ thống sấy khô mực UV và các công đoạn khác như: xử lý corona, flame, plasme, UV nitro,… để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized.

Ưu điểm của in kỹ thuật số

  • Dễ chỉnh sửa
  • Kiểm soát chính xác số lượng bản in
  • Thời gian chuẩn bị ngắn
  • In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu.
  • Chi phí in rẻ hơn khi in số lượng ít.

Nhược điểm của in kỹ thuật số

  • Tốc độ chậm hơn in offset
  • Không phù hợp để in số lượng lớn
  • Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset

Lưu ý khi in tem nhãn mác sản phẩm

Số lượng tem nhãn mác

Việc xác định số lượng in tem nhãn và in bao nhiêu loại nhãn sẽ giúp chúng tôi đưa ra giải pháp cho việc lựa chọn kỹ thuật in cho phù hợp.

Kích thước tem nhãn

Việc lựa chọn kích thước tùy thuộc vào sản phẩm của tem nhãn. Do đó kích thước để khách hàng lựa chọn cũng rất đa dạng lớn nhỏ, hình dạng khác nhau. Căn cứ vào mục đích sử dụng mà người dùng in tem nhãn bao bì phù hợp.

Chất liệu in

Hiện nay trên thị trường có nhiều chất liệu để in tem nhãn bao bì để người dùng lựa chọn. Giấy coucher, giấy kraft, nhựa, giấy mỹ thuật, decal, nhựa trong…. Căn cứ vào sản phẩm, nhu cầu để lựa chọn chất liệu giấy phù hợp. Tùy vào chất liệu mà giá thành in ấn cũng khác nhau. Việc chọn đúng chất liệu sẽ tiết kiệm được chi phí in ấn và mang hiệu quả quảng cáo cao.

Lưu ý khi in tem nhãn mác sản phẩm

Nếu như dán lên sản phẩm thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao, sản phẩm có hạn sử dụng lâu ngày thì chọn in decal nhựa là phù hợp. Còn với những sản phẩm ngắn ngày, không vận chuyển nhiều thì chọn chất liệu giấy.

Kỹ thuật in

Hiện nay, in kỹ thuật số và in offset là hai kỹ thuật in phổ biến cho in tem nhãn bao bì. In kỹ thuật số sẽ phù hợp với việc in số lượng ít lấy nhanh hay in test thử. In offset sẽ phù hợp với việc in số lượng lớn màu sắc hình ảnh, giá thành rẻ.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn