Nội dung in tem nhãn gồm những gì?

Nội dung in tem nhãn gồm những gì? Tem nhãn là một miếng nhỏ được làm từ các loại chất liệu khác nhau, gắn trên mỗi sản phẩm để đưa ra các thông tin về sản phẩm đó. Hiện nay, tem nhãn không chỉ được sử dụng như một cách để đưa thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng mà còn được sử dụng như một cách quảng bá, truyền thông của một doanh nghiệp. Đối với sản phẩm khác nhau, tem nhãn sẽ được thiết kế, sử dụng những chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, nội dung trên tem nhãn sản phẩm là cố định.

Cùng HaThanh Printing tìm hiểu nhé!

Nội dung in tem nhãn gồm những gì?

Tem nhãn là gì?

Tem nhãn chính là dấu hiệu giúp người mua, người bán nhận biết được sản phẩm của một thương hiệu. Cùng với đó là thể hiện những thông tin về hàng hóa như tên sản phẩm hay đơn vị sản xuất,…Chất liệu, kích thước cũng như hình dáng của tem nhãn vô cùng đa dạng và không phụ thuộc vào bất kỳ tiêu chuẩn nào.

Tem nhãn thường được dùng để thể hiện các thông tin quan trọng của một sản phẩm như: Tên sản phẩm, nhãn hiệu, logo thương hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, cách sử dụng, cách bảo quản, công dụng,…để người mua có thể theo dõi và đánh giá tính phù hợp.

Tem nhãn là gì?

Tem nhãn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Nó không chỉ giúp nhà sản xuất quản lý sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp, hiệu quả mà còn là yếu tố giúp tăng niềm tin, sự tin cậy, thu hút khách hàng hơn. Từ đó, đảm bảo hiệu quả trong việc tiêu thụ, mang lại lợi nhuận và doanh thu tốt nhất.

Mặt khác, đối với người tiêu dùng, tem nhãn sẽ giúp người tiêu dùng nắm được các thông tin chính về sản phẩm như công dụng, thành phần, cách dùng,…Đồng thời, giúp người dùng phân biệt được sản phẩm thuộc thương hiệu nào và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Ý nghĩa của tem nhãn là gì?

Dù tem nhãn sản phẩm chỉ là vật phẩm nhỏ gọn, tuy nhiên giá trị nó lại vô cùng lớn, có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Vậy ý nghĩa và lợi ích của tem nhãn sản phẩm là gì?

Ý nghĩa của tem nhãn là gì?

Để hiểu rõ hơn về lợi ích của việc in tem nhãn sản phẩm, bạn hãy cùng xưởng in giá rẻ Hoàng Khang liên tưởng đến việc mình đến một cửa hàng, lựa chọn một sản phẩm mong muốn, song nó không có tem nhãn hoặc in cẩu thả, bạn sẽ mua nó chứ, tôi chắc là không. Việc in tem nhãn sản phẩm chất lượng đem lại các lợi ích sau:

  • Cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm như chất liệu, nơi sản xuất, tên thương hiệu hoặc địa chỉ liên hệ.
  • Phân biệt hàng giả hàng thật
  • Dùng để phân biệt mẫu mã, chủng loại, tiện lợi cho việc sắp xếp, lưu trữ.
  • Khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm

Quy định vị trí dán tem nhãn hàng hóa

Tùy theo từng loại hàng hóa mà vị trí gắn nhãn hàng hóa cũng sẽ quy định khác nhau nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
  • Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Quy định về nội dung cần có trên tem nhãn hàng hóa sản phẩm

Tem nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

Tên hàng hóa: 

Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

Quy định về nội dung cần có trên tem nhãn hàng hóa sản phẩm

Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:

Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.

Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.

Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.

Xuất xứ hàng hóa:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Quy định về nội dung cần có trên tem nhãn hàng hóa sản phẩm

Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.

Thành phần, định lượng:

Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.

Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.

Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.

Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng được quy định như sau:

  • Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng. Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”;
  • Đối với thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phải ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.
  • Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia;
  • Đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.

Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo:

  • Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.

  • Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.
  • Thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học phải ghi:
    • Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
    • Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
    • Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
  • Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:
    • Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
    • Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
    • Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
  • Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.

  • Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hóa thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.
  • Hàng hóa hoặc thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng:

Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.

  • Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
  • Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
  • Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
  • “Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.

Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.

Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn