In lụa và tác dụng của in lụa

In lụa và tác dụng của in lụa. Theo thống kê hiện nay có đến 70% đồng phục đều sử dụng kỹ thuật in lụa để in hình ảnh, logo, slogan lên áo. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa nắm rõ được cụ thể cách hiểu về in lụa cũng như quy trình in ấn. Do đó mà trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin cụ thể nhất về kỹ thuật in lụa này. 

Hãy cùng HaThanh Printing tìm hiểu ngay về công nghệ in lụa nhé!

In lụa và tác dụng của in lụa
In lụa và tác dụng của in lụa

In lụa là gì?

In lụa là phương pháp in dựa theo nguyên tắc thấm mực qua khung lưới. Khung lưới được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới lỗ nhỏ một mặt, mực được gạt trên lưới bằng miến cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần nhỏ mực được thấm qua lưới và in lên bề mặt vật liệu, để tăng thêm độ dày, tươi sáng của hình in, người ta in nhiều lớp mực chồng lên nhau. Ban đầu phương pháp in lụa được làm hoàn toàn bằng thủ công, sau này người ta áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại vào trong in ấn, giúp tự động hóa và nâng cao chất lượng hình in rõ rệt.

In lụa là gì?
In lụa là gì?

Lịch sử ra đời của phương pháp in lụa

Kỹ thuật in lụa đã được sử dụng cách đây hơn 1000 năm trước, khi đó người ta sử dụng sợi tơ lụa kéo căng trên một khung gỗ, hình ảnh khuông được gắn dưới khung và sử dụng keo hồ để bịt kín những chổ không muốn mực thấm qua. Với cách làm khung này, người xưa đã có thể sao chép nhiều hình ảnh và in nhiều lần trên nhiều chất liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ khuông không bít keo.

Đến năm 1925, kỹ thuật in lụa được sử dụng phổ biến rộng rãi tại Châu Âu, sử dụng để lên vải, giấy, thủy tin, kim loại, gốm xứ…

Đặc điểm của in lụa

– Kỹ thuật in lụa này, được ví như bàn tay phép thuật, chúng có thể biến hóa đa dạng trên tất cả các bề mặt “dày” như gỗ sơn mài, “mỏng” như trên bề mặt giấy, hay “cứng” như trên bề mặt của kim loại, “dẻo” như kẹo cao su, “cồng kềnh” như chiếc ghế đá trong nhà trường….

– In được hàng trăm chất liệu khác nhau, nhưng lại vô cùng quen thuộc và phổ biến, chúng được coi như: miếng bìa carton, nhôm, kẽm, sắt, chì, nhựa, hay hơn nữa là mica….

Đặc điểm của in lụa
Đặc điểm của in lụa

Chúng còn in ra được hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm khác nhau, chúng được lần lượt kể đến là: Thiệp mời, bao bì lớn nhỏ, quần jean, áo thun ba lỗ, tất cả các loại áo, giỏ xách, cặp học sinh, khăn choàng cổ, balo, thùng nhựa… tất cả được in ra một cách hoàn hảo và tinh tế nhất.

Ứng dụng của in lụa trong cuộc sống

In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in khá phổ biến, thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít.

  • Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,…
Ứng dụng của in lụa trong cuộc sống
Ứng dụng của in lụa trong cuộc sống
  • Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…
  • Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm đặc biệt là đồng phục thể thao hay các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh
  • Ngoài ra ứng dụng phổ biến không kém của in lụa là in thiệp cưới. Rất dễ để tìm được một tấm thiệp cưới in bằng công nghệ này bởi chất lượng bản in khá rõ nét và ít phai màu.

Một số kiểu in lụa phổ biến hiện nay

In bằng chướng dẻo

Kỹ thuật in lụa bằng chất liệu chướng dẻo sử dụng phổ biến để in trên chất liệu vải như: vải thun, jean, kaki… Tùy vào chất liệu vải khác nhau, người ta sẽ sử dụng chướng dẻo phù hợp. Cách pha màu in bằng chướng dẻo cũng rất đơn giản, sử dụng 95% chướng dẻo + 5% cốt màu(xanh, đỏ, tím vàng…) là có thể tạo ra hỗn hợp màu in, có thể pha thêm một ít phụ gia để tăng độ bám dính. Khi in bằng chướng dẻo, người ta sẽ in nhiều lớp(2-5 lớp) chồng lên nhau để tăng độ dài, độ sáng cho hình in.

In bằng chướng dẻo
In bằng chướng dẻo

In nổi

Cũng tương tự như cách in bằng chướng dẻo, người ta sử dụng dẻo đã pha sẵn phụ gia in nổi để in lên vải, sau gia nhiệt bằng máy ép nhiệt chuyên dụng trong 3-5 giây để hình in nổi lên(phồng lên) trên vải.

In nhũ, kim tuyến

Cũng giống như phương pháp in bằng chướng dẻo, người ta sử dụng keo in nhũ pha với nhũ (đồng, vàng, bạc, kim tuyến…) để tạo ra hỗn hợp màu in, sau đó in trực tiếp lên vải. Tùy vào độ mịn của nhũ, người ta sẽ sử dụng mắc lưới to nhỏ phù hợp.

In nhũ, kim tuyến
In nhũ, kim tuyến

In mực dầu

Phương pháp in mực dầu chủ yếu được áp dụng để in trên các vật liệu cao su như: áo mưa, bọc nylon, dép cao su… Mực in dầu được pha thêm một ít phụ gia và in trực tiếp lên vật liệu cần in.

In mực plastisol

Plastisol là tên của loại mực cao cấp làm từ dầu mỏ(gốc dầu), chuyên sử dụng để in trên chất liệu vải và có độ bám dính cao hơn so với mực thông thường. Mực Plastisol cũng được in tương tự như phương pháp in dẻo, sử dụng chủ yếu để in áo đá banh hay quần áo thời trang.

In cao

Mực in cao cũng được pha từ mực Plastisol với 30% keo HD để tạo ra độ dày cho hình in, tỉ lệ pha keo HD càng nhiều thì độ cao của hình in càng dễ thấy. Lưu ý, khung lụa in cao được chụp rất dày(khá tốn kém) để tạo độ dày cho hình in.

In cao
In cao

In mực nước

Mực nước chủ yếu sử dụng để in trên giấy và một số chất liệu vải màu sáng. Mực nước in lụa có thể được pha sẵn hoặc tự pha, hỗn hợp gồm: Binder(chất cầm màu) + Chướng nước + mực in + Fixer (tăng bám nước). In mực nước cũng giống như in chướng dẻo, nhưng sử dụng lưới dày 120 trở lên, và chỉ cần in một lần là được. Lưu ý: Màu in sẽ nhạt đi 20% sau khi khô lại nhé.

Phân loại công nghệ in lụa

Dựa vào cách sử dung ta có thể gọi in lụa như sau:

  • In lụa trên bàn in bằng cách thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
  • In lụa trên máy in tự động
Phân loại công nghệ in lụa
Phân loại công nghệ in lụa

Phân loại dựa vào hình dạng của khuôn in

  • In sử dụng khuôn lưới phẳng
  • In sử dụng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Phân loại dựa vào phương pháp in

  • In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
  • In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải yêu cầu phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm
  • In dự phòng: Chúng ta in lên sản phẩm có màu nhưng không dùng bằng cách in phá gắn được.

Một số sự cố thường gặp khi in lụa

Trong quá trình in ấn thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đôi khi là do bất cẩn hay chưa có nhiều kinh nghiệm mà để xảy ra lỗi là hết sức bình thường. Vì vậy, đồng phục Song Phú xin chia sẻ cùng bạn một số lỗi thường gặp nhất khi in lụa và biện pháp khắc phục.

Nhiễm màu trong in lụa

Khi bạn in bất kỳ hình ảnh gì lên áo tối màu như: Đen, đỏ, xám, xanh đen,… Thì sau một thời gian ngắn(2-3 ngày) thì màu in bị ngã từ từ sáng màu vải và không giữa được màu sắc như ban đầu, đó chính là hiện tượng nhiễm màu trong in lụa.

Nhiễm màu trong in lụa
Nhiễm màu trong in lụa

Nguyên nhân và cách xử lý: Là do chất lượng thuốc nhuộm vải kém , bị ra màu và nhiễm lên hình in. Các xử lý là kiểm tra vải có bị nhiễm không trước khi in, bằng cách thấm một miếng xăng thấm lên bông gòn rồi chùi lên vải, nếu bị nhiễm màu thì hình in trên vải sẽ bị nhiễm.

Cách khắc phục là mua chất chống nhiễm về in lót 2 lớp phía dưới hình in, rồi mới in hình lên trên lớp lót. Cách này chống nhiễm rất tốt nhưng giá chất chống nhiễm khá cao nên tùy thuộc vào kinh nghiệm sẽ có các giải quyết hợp lý.

Hình bị lem màu

Nguyên nhân là do lưới bị chùng và khi kéo mực quá mạnh sẽ làm lệt hình in hoặc lúc đặt kê tay in không sát nên bị lệt bảng in.

Cách xử lý: Khi in nên canh tay kê cẩn thận, lúc gạt mực nên kéo lực vừa đủ và đều tay.

Bị bít bảng lưới

Nguyên nhân: Là do mắt lưới nhỏ hơn hạt mực làm cho mực không thấm đều qua mặt dưới được, khiến cho bề mặt bị lưới bị bít lại. Lỗi này cũng có thể do mực bị khô do in lâu.

Bị bít bảng lưới
Bị bít bảng lưới

Cách xử lý: Nên chọn loại mắt lưới to hơn một chút, tránh tình trạng để mực khô trên bảng in.

Bị lột vỏ cam

Hiện tượng lột vỏ cam do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là do mực khô không đúng cách, lớp mực mới không kết dính với lớp mực cũ.

Cách xử lý: Hạn chế sử dụng quá nhiều chất phụ gia, sẽ làm mực giảm khả năng kết dính.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn