Có bao nhiêu phương pháp in tem nhãn?

Có bao nhiêu phương pháp in tem nhãn?In tem nhãn sản phẩm là việc mà bất cứ người sản xuất, kinh doanh nào cũng phải làm. In ấn là một quá trình nhân bản lại các nội dung và hình ảnh trên các vật liệu khác nhau. 

Cùng tìm hiểu về các phương pháp in ấn trong bài viết dưới đây của HaThanh Printing nhé!

Có bao nhiêu phương pháp in tem nhãn?

Tem nhãn là gì?

Hiểu đơn giản thì tem nhãn chính là dấu hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm của một thương hiệu. Chúng được dán lên sản phẩm với mục đích cung cấp thông tin về hàng hoá. Cụ thể như tên sản phẩm, đơn vị sản xuất,…Tem nhãn được dán lên sản phẩm thông qua lớp keo dính. Chất liệu, kích thước, hình dáng của chúng vô cùng đa dạng, không theo bất cứ một tiêu chuẩn bắt buộc nào. Nội dung của tem nhãn thường chứa những thông tin quan trọng như sau:

  • Tên sản phẩm
  • Nhãn hiệu, logo thương hiệu
  • Đơn vị sản xuất
  • Thành phần, cách sử dụng, bảo quản sản phẩm
  • Công dụng sản phẩm, địa chỉ sản xuất.

Phân loại tem nhãn

Thông thường, tem nhãn được phân biệt dựa theo một số tiêu chí cụ thể:

Theo vị trí: Tem nhãn sẽ được phân làm 3 loại chính là tem nhãn chính, tem nhãn phụ, tem nhãn bảo hành, chống hàng giả.

  • Tem nhãn chính: Được dán chính trên các mặt hàng, nội dung tem sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm tới người dùng.
  • Tem nhãn phụ: Thường được dùng cho các sản phẩm nhập khẩu với các thông tin đã được dịch sang tiếng Việt.
  • Tem nhãn bảo hành, chống hàng giả: Cam kết bảo hành sản phẩm

Theo hình dạng:

  • Tem hình vuông/ hình chữ nhật: Nội dung tem thường ghi thành phần sản phẩm hoặc thông số kỹ thuật
  • Tem tròn: Loại tem được dùng để in logo sản phẩm, thông tin liên hệ trên các sản phẩm kích thước nhỏ
Phân loại tem nhãn
  • Tem giọt lệ: Thường thấy ở các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm,…
  • Tem hình elip: Chủ yếu dùng để in tem vỡ bảo hành

Phân loại theo chất liệu in tem

  • Tem nhãn decal giấy: Đây là loại tem nhãn thông dụng, giá thành rẻ và thường được dùng cho các sản phẩm như bánh kẹo, mỹ phẩm,…
  • Tem nhãn decal nhựa PVC: Khả năng bám dính và độ dẻo cao gồm decal nhựa dẻo (in trên sản phẩm đóng dạng chai, lọ), decal PVC trắng sữa (được dùng cho các sản phẩm có tính lỏng)
  • Tem nhựa trong: Có thể nhìn xuyên thấu và rõ ràng các thông tin, thường được dùng cho các sản phẩm ngành dược và thực phẩm
  • Tem decal nhũ bạc: Các loại tem dán trên thiết bị điện tử bởi độ bền và không bị ảnh hưởng khi đặt trong các môi trường có nhiệt độ khác nhau.
  • Tem nhãn decal vỡ: Là loại tem nhãn được dùng làm tem chống hàng giả, bảo hành để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm bởi nó sẽ thường để lại các dấu vết rõ ràng sau khi bóc.
  • Tem nhãn decal 7 màu: Loại tem giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng thật, giả và giúp tăng tính thẩm mỹ.

In tem nhãn cần những thông tin gì?

Để có được một chiếc tem nhãn cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng, bạn cần chuẩn bị một số nội dung cho dịch vụ in ấn như sau:

  • Chèn tên sản phẩm ở vị trí trung tâm, tên công ty sản xuất ở trên hoặc phía dưới cùng của tem nhãn. Bên cạnh đó, logo của công ty nên đặt ở góc trái hoặc góc phải trên cùng để khách hàng có thể nhận biết dễ dàng thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần sản phẩm, hàm lượng các chất có trong sản phẩm, cách sử dụng và bảo quản sản phẩm.
  • Cung cấp địa chỉ, điện thoại và email để tạo được lòng tin với khách hàng khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.
  • Khi in tem nhãn của những sản phẩm là thực phẩm thì bạn cần phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, rành mạch. Bởi đây là những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các phương pháp in tem nhãn

In sắp chữ (Letterpress): là một kỹ thuật in truyền thống được áp dụng từ thế kỷ thứ 15 cho đến thế kỷ 20, các con chữ, hình ảnh đồ họa được khắc ngược lên trên gỗ, chì, sắp vào khuôn, nhúng mực sau đó ép lên trên giấy. Công việc này yêu cầu công nhân có tay nghề cao và mất nhiều thời gian. Với các kỹ thuật in ấn hiện đại hơn, ngày nay in sắp chữ không còn phổ biến nữa nhưng nó vẫn thường được áp dụng cho những thiết kế in thủ công mang tính mỹ thuật cao như in danh thiếp, thiếp mời, thiệp đám cưới . . . cho ra các sản phẩm đẹp

In offset: là hình thức in công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. In offset là quá trình truyền thông tin từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in bằng cách sử dụng mực in đơn sắc hoặc nhiều màu dưới áp lực của một thiết bị gọi là máy in.

In Offset là phương pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau.

In phun: Đặc điểm của công nghệ in này là file in được truyền trực tiếp từ hệ thống của máy tính điều khiển đến máy in thông qua phần mềm RIP.

Phương pháp in này sử dụng đầu vào là PDF, PS, EPS, TIFF, JPN nhưng thường xuyên được sử dụng nhất là TIFF. Tùy vào kích thước tem nhãn mà file sẽ được xuất ra các độ phân giải khác nhau.

Các phương pháp in tem nhãn

Ưu điểm của phương pháp in này là thời gian in ấn nhanh, có thể in nhiều loại giấy linh hoạt, in ấn trực tiếp, bỏ qua khâu trung gian như chế bản và bình bản.

In Flexo: là phương pháp in cao, trực tiếp (khuôn in nhận mực từ lô anilox và trực tiếp truyền mực lên vật liệu in)

Kỹ thuật in flexo là kỹ thuật in nổi, với những thông tin, hình ảnh,… trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh ngược chiều, sau đó in lên vật liệu cần in, khi đó hình ảnh sẽ đúng với bản thiết kế.

In phủ cục bộ (Varnish): Phủ một lớp vật liệu mỏng lên trên bề mặt bản in hoặc đối tượng hình ảnh muốn làm nổi bật trên bản in. Có nhiều loại in phủ: phủ bóng (Gloss), phủ mờ (Matte), phủ UV (untraviolet) tăng độ bóng và tương phản cho đối tượng cần in. Zimia Design là chuyên gia thiết kế trong việc in phủ cục bộ này. Việc phủ Varnish này sẽ làm tăng độ chú ý cho người xem đến chi tiết của hình ảnh trong thiết kế

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN HÀ THÀNH

HaThanh Printing Co., Ltd

Trụ sở: Khu N10-1, Làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: 024.6259.4077

Di động: 0983.341.855

Email: hathanhprint@ gmail.com

Zalo
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn